Lễ Hội Tanabata Lễ Thất Tịch

06/07/2020 15:07

Từ trước đến nay, trong các bộ Anime hay Manga Nhật Bản, chúng ta thường nghe nhắc đến Lễ hội Tanabata (七夕祭り). Vậy thì Tanabata là gì, có nguồn gốc như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và chuẩn bị trang trí cho ngày hội này nhé!

Lễ Thất Tịch

Thường niên vào ngày 7 tháng 7 được gọi là Lễ Thất tịch.

Từ xưa tới tận bây giờ, người già hay trẻ nhỏ ai ai cũng biết đến ngày lễ này bởi nó đã quá quen thuộc với đời sống tinh thần của người Nhật mỗi lễ hội.

Ngày hôm nay, bài viết này sẽ giới thiệu đôi chút về ngày lễ thú vị này cho các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Nguồn gốc ra đời lễ Thất tịch

Bắt nguồn từ lễ hội tế sao của Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản, lễ hội này dần dần lan rộng ra toàn bộ đất nước.

2 chòm sao Ngưu Lang và Chức Nữ là 2 chòm sao nam nữ có vị trí trên dải ngân hà đối diện nhau, 1 năm chỉ duy nhất 1 lần 2 chòm sao này có thể gặp nhau và sáng rõ nhất trên bầu trời.

Vì sao lại chọn ngày 7 tháng 7

Vào khoảng 8h tối ngày hè ở phía Đông của bầu trời, người ta có thể nhìn thấy 3 ngôi sao sáng nhất. Nếu kết nối 3 ngôi sao đó lại sẽ thấy 1 hình tam giác lớn. Nếu kết nối 3 ngôi sao đó lại sẽ thấy 1 hình tam giác lớn.

Vega là Chức Nữ và Altair là Ngưu Lang. Bởi vào ngày 7 tháng 7 hàng năm, 2 ngôi sao này trở nên sáng rõ nhất trên bầu trời nên người dân đã gọi ngày này là lễ Thất tịch.

Truyền thuyết về lễ Thất tịch – Câu chuyện về Ngưu Lang và Chức Nữ

Truyền thuyết ngày xưa kể rằng có một đôi nam nữ là Ngưu Lang và Chức Nữ.

Chức Nữ phụ trách công việc dệt vải. Còn Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu cho Thiên đình.

Chẳng mấy chốc họ đã lấy nhau làm vợ chồng.

Tuy nhiên, chính vì thế mà 2 người đã bỏ bê công việc của mình do Thiên đình giao phó.

Ngọc Hoàng biết được và đã rất tức giận liền bắt 2 người tới 2 nơi cách biệt nhau trên 2 đầu của dải Ngân hà.

Ngày tiễn biệt, vì quá đau buồn mà 2 người khóc không ngừng.

Thấy được điều đó, Ngọc Hoàng thương tình ban lệnh nếu họ chăm chỉ làm việc thì 1 năm 1 lần 2 người sẽ được gặp nhau.

Từ đó 2 người luôn chăm chỉ chú tâm vào công việc của mình.

Ngày mà 2 người được cho phép bước qua cầu kiều để gặp nhau được người dân gọi là lễ Thất tịch.

Tại sao mọi người lại viết điều ước lên mảnh giấy vào ngày này?

Vào lễ Thất tịch, mọi người sẽ viết điều ước của mình lên giấy và treo lên cành trúc.

Phong tục này bắt nguồn từ việc ngày xưa mọi người đều mong muốn có tay nghề khéo léo như nàng Chức Nữ mà viết ra điều ước của mình lên giấy và treo lên cành cây.

Người ta quan niệm cây tre, cây trúc là loài cây có khả năng hút hết những điều xấu xa, không may mắn của con người, vậy nên họ luôn trang trí 1 cành tre, cành trúc ở trong nhà vào ngày này.

Ngày lễ Tanabata tại Ajisai Edu

Vậy còn các bạn, các bạn đã ước gì trong ngày Lễ Thất Tịch?

Vào buổi tối ngày lễ Thất tịch, hãy viết tên và điều ước của mình lên giấy và treo lên cành trúc nhé, biết đâu điều ước của bạn sẽ trở thành hiện thực thì sao!

Tin liên quan

Thong ke
Đăng ký nhận tin (tiếng Nhật, học bổng, du học vv)

Kết nối với chúng tôi

 

. HOTLINE TƯ VẤN: 0896670502