Bí Kíp đạt N2 Trong 1 Năm Nằm ở đây?!!

27/10/2020 13:10

Đạt N2 trong 1 năm là mục tiêu, mơ ước của rất nhiều bạn học tiếng nhật, đương nhiên là có mình trong đó. Rất nhiều trung tâm đưa ra lộ trình đạt N2 trong 2.5 đến 3 năm hoặc nhanh nhất là 2 năm.

Bí Quyết Học Tiếng Nhật tới N2 trong 1 Năm

Liệu rằng đạt N2 có phải là một giấc mơ hoang tưởng?

Search trên google học N2 trong bao lâu thì mình đã thấy duy nhất 1 kết quả. Ngày trước lúc mới bắt đầu học thì mình còn chưa biết mặt mũi bảng chữ cái ra sao thì đã có mục tiêu N2 trong vòng 1 năm vì: 1 phần lúc đấy đang sinh viên năm 4 rồi, còn 1 năm nữa thì ra trường, học nhanh còn đi kiếm việc làm; 1 phần nữa là vì thấy trên mạng có bài bảo học 1 năm lên N2 được. Nên với suy nghĩ, người ta làm được thì mình cũng sẽ làm được, mình đã quyết tâm đặt mục tiêu N2 :)).

Chắc đọc đến đây nhiều bạn sẽ chép miệng và phán: “Chém gió!”

Nhưng không sao hãy cứ đọc tiếp vì ngay bây giờ bạn sẽ nắm trong tay những phương pháp học giúp bản thân học nhanh như vậy, lúc đó biết đâu bạn còn đạt N2 nhanh hơn nhiều so với trường hợp của mình. Tất cả chỉ nằm ở 2 yếu tố: Phương pháp và nỗ lực của chính bản thân.

Mình đã chuẩn bị tất cả các tài liệu cần thiết từ giáo trình rồi đến đề thì. Các bạn có thể tải toàn bộ tại đây để học cho khỏi phải mất công tìm kiếm.

Nào chúng ta cùng bắt đầu thôi.!!

CHẶNG ĐƯỜNG THỰC HIỆN

Step 1: Tiếng Nhật ấn tượng khó phai -– Bắt đầu từ số 0

Nhắc tới bảng chữ cái, Tiếng Nhật có 4 bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji và Romaji. Thường mới bắt đầu chỉ cần học học 2 bảng Hiragana và Katakana gồm 46 kí tự. Bảng Kanji thì bên Nhật mới ra bảng 2136 chữ Kanji thông dụng, ngoài ra còn rất nhiều nữa nên lúc mới bắt đầu chưa cần học. Bảng Romaji là phiên âm của 2 bảng Hiragana và Katakana ra chữ la-tinh nên khi học 2 bảng đó cũng học luôn Romaji rồi.

Thời gian học 2 bảng chữ cái đó bao lâu? Điều này quyết định lớn đến suy nghĩ của bạn với tiếng Nhật. Bình thường các trung tâm dạy là 1 tuần (chỗ trung tâm mình học ngày xưa họ dạy trong gần 1 tháng @@) là hết 2 bảng còn đa số học viên thì học xong 1 tuần đấy nhưng không nhớ hết được. Mình thì tự học 2 bảng chữ đó vì người yêu học trước 1 tháng rồi và bây giờ muốn đi vào học cùng cho vui nên bắt buộc phải tự học trong 3 ngày để còn đi học cùng. “Động lực mạnh mẽ !!!” nên mình thuộc lòng cả 2 bảng chỉ trong 1 ngày :)). Chính từ đó tạo cho mình 1 niềm tin rằng “mình có năng khiếu tiếng Nhật”. Cái này siêu siêu quan trọng vì từ niềm tin đó sẽ giúp cho các bạn đứng vững trước những khó khăn và thôi thúc bạn vươn lên để lập lên những kỉ lục mới ví dụ như 1 năm được N2 chẳng hạn.

Nhưng đời nó luôn phũ phàng, buổi đầu tiên đi học tại trung tâm, cô giáo bắt làm bài test gồm 10 câu. Mình thề luôn là không biết đang đọc chữ ngoài hành tinh nào??? Hơn nữa, tự dưng có 1 ông thầy vào, thấy mình loay hoay nên cầm bài xem và phán rằng: “cậu này không thể học tiếng Nhật được, cậu không có năng khiếu đâu”. Y như cái búa tạ rời vào đầu. mình cũng có 1 phút giây thấy thất vọng và chán nản. Tuy nhiên, những điều người khác nói không thể quyết định cuộc đợi bạn vì họ không sống thay bạn trừ khi bạn nghe theo và làm theo. Do đó, mình lại tiếp tục cố gắng và nỗ lực. Càng tìm hiểu mình càng nhận ra nhiều phương pháp học hay.

Các bạn vào youtube search học bảng chữ cái tiếng nhật trong 1 tiếng sẽ ra rất nhiều video và có thể học theo. Vì nguyên tắc chung khi học tiếng Nhật là tưởng tượng nên hãy cố gắng tưởng tượng thay vì cứ nhìn vào mẫu rồi chép đi chép lại trên giấy. Thay vào đó hãy dùng ngón tay của mình viết lên bất cứ đâu có thể. Khi nấu ăn viết lên bàn bếp, khi đứng nghỉ viết lên tường, thậm chí ngày xưa trước khi ngủ mình lấy tay viết lên đùi, lên bụng :)) Vì đây là ngày đầu tiên tiếp xúc với tiếng Nhật nên hãy cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu học 2 bảng chữ trong 1 ngày nhé!

Step 2: 50 bài Minna + cách chinh phục N4, N5

Sau 2 bảng chữ cái thì đây là giai đoạn quan trọng không kém. Giai đoạn này nên học chậm mà chắc. Nhưng không đến nỗi chậm quá đến mức 1 năm mới xong 50 bài như nhiều trung tâm dạy đâu nha các bạn, 1 năm mới xong thì biết làm sao thi được N2 trong vòng 1 năm đây vì xong 50 bài mới đi được tầm 1/5 chặng đường N2 thôi :)). Tầm 4-5 tháng là hợp lí cho 50 bài minna sơ cấp.

Khi học minna, các bạn thường mắc 1 lỗi cơ bản đó là tập trung quá nhiều vào ngữ pháp và nghe quá ít dẫn đến khi lên N3 gặp rất nhiều khó khăn trong phần nghe. Học có 2 kiểu là học qua mắt và học qua tai. Hãy tận dụng tối đa cả 2 con đường. Bắt đầu vào học minna thì ngoài mua giáo trình thì hãy nhớ tải file nghe từ vựng và bài tập về nhé (có rất nhiều app học có thể tải về điện thoại nên các bạn tham khảo nhé). Trước khi đến lớp hãy nghe và học qua vài lần từ vựng để lên lớp tiếp thu nhanh hơn, đồng thời cũng vận dụng luôn các từ mới vào các mẫu ngữ pháp sẽ học. Như vậy 1 công đôi việc, vừa thuộc cả từ vựng vừa nhớ luôn được cả ngữ pháp. Khi nghe file từ vựng hãy cố gắng bắt chước theo để tập phần nói luôn, nếu nghe chép được thì là tốt. Đối với phần nghe bài tập thì ngoài làm trên lớp về nhà cố gắng nghe thật nhiều và nói theo. Vì đây là những câu đơn giản và dùng được trong giao tiếp thường ngày luôn nên cố gắng thuộc lòng nhé! Nếu mới bắt đầu học thì bạn có thể sẽ cảm thấy tốc độ nói khá nhanh (mặc dù nói sơ cấp nhưng nghe nhanh như khi thi TOEIC vậy :)) thì hãy chỉnh tốc độ xuống 0.9 hoặc 0.8 để bắt chước theo cho dễ nhé.

Đặc biệt phần nghe đọc đoạn văn rồi chọn đúng sai, sau khi lần 1 xong hãy cố gắng kể lại câu chuyện. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn cho việc làm các Mondai ở các đề N3 và N2 (riêng N4 N5 với N1 chưa thi bao giờ nên mình không rõ :).

Ở đây mình sẽ giới thiệu với các bạn cụm từ “tắm ngôn ngữ “. Nếu ai đã từng học giỏi 1 ngoại ngữ khác rồi thì chắc sẽ biết đến cụm từ này. Tắm ngôn ngữ là khiến cho bản thân tiếp xúc với ngôn ngữ đấy cả ngày. Thường sẽ là nghe và chủ yếu là nghe vô thức.

Nghe vô thức là các bạn cứ bật cho file nghe chạy còn mình làm các việc khác, kể cả khi đi ngủ thì nó vẫn có tác dụng. Từ tết đến tần bây giờ (8-9 tháng) đêm nào mình cũng bật file nghe tiếng nhật xong hẹn giờ cho máy tính tự tắt (có phần mềm các bạn search gg là ra ngay). Mỗi đêm nghe 2 tiếng thì 6 tháng cũng có 360 tiếng nghe rồi (con số không hề nhỏ). Mình nghe quen đến mức mấy hôm không bật cảm thấy khó ngủ nên lại dậy bật :)).

* Tài liệu học thêm

Giáo trình Minna No Nihongo cấp 1 và cấp 2

Lúc mới bắt đầu học thì chỉ cần làm trong quyển giáo trình Minna No Nihongo (cuốn dày dày, toàn tiếng Nhật) là ok rồi! Nhưng từ bài 16 17 trở lên thì các bạn nên học thêm từ các nguồn khác nữa. Đến trên bài 25 thì nên đọc thêm quyển 25 Topicku (2 cuốn) để nâng cao khả năng đọc hiểu. Còn đối với nghe thì có thể nghe thêm trong quyển choukai tasuku mainichi kikitori.

 

Phần mềm học Rosetta Stone

Phần mềm: Rosetta stone là phần mềm cực hiệu quả giúp các bạn học trong quá trình sơ cấp. Từ vựng có đi kèm hình ảnh và được lặp lại nên rất dễ nhớ. Đồng thời có phần thu âm để mình nói theo sao cho giống với giọng trong đấy (nói chuẩn nó mới cho qua :)). Có tất cả 3 level, học xong chắc cũng đủ để thi N4. Ngoài ra các bạn có thể cài app minna no nihongo trên điện thoại để học nhé. Ngày xưa mình hay dùng app này để học từ vựng.

Phương pháp học từ mới, siêu siêu mới :)): bình thường đa số chúng ra chỉ dừng lại ở việc học từ mới thiêu kiểu đọc danh sách, rồi đặt câu hoặc nghe thật nhiều, chép đi chép lại thật nhiều hoặc flashcard... Tuy nghiên có 1 phương pháp có lẽ không nhiều người biết đó là Liên tưởng và Sáng tạo.

Ví dụ:

諦める ( あきらめる ) nghĩa là : từ bỏ . Chúng ta có thể nhớ: vào mùa thu (秋 đọc là あき tôi từ bỏ việc ăn ramen.

不愉快 ( ふゆかい ): Khó chịu. Vào mùa đông (ふゆ bị muỗi (か) cắn thật là khó chịu.

営む ( いとなむ): điều khiển, kinh doanh. Ở việt nam (betonamu) thì việc điều khiển, kinh doanh rất kém.

Nguyên tắc chính là tạo ra 1 sự liên kết chắc chắn trong não bộ của bạn về từ mới. Cái gì càng hài hay càng thiết thực thì càng dễ nhớ và nhớ cực lâu. Phương pháp này rất hữu dụng khi bạn học lên trên các trình cao hơn vì càng lên trên thì từ vựng nhiều hơn và cách đọc cũng na ná giống nhau. Lúc đầu có thể mất thời gian và đôi lúc bị người khác chê là ngớ ngẩn nhưng quan trọng gì khi chỉ cần bản thân mình thấy thú vị và có ích là được rồi :)

Step 3: Trung cấp và N3

Giai đoạn này có thể học nhanh được và mình khuyên các bạn nên học nhanh. Mình nhớ lúc mình đăng kí thi N3 tầm tháng 3/2016 thì mới đang học bài 26 27 minna mà còn “tận “3 tháng nữa để học hết 25 bài minna sơ cấp còn lại, 12 bài minna trung cấp, và thêm cả 7, 8 quyển giáo trình và đề N3 :)). Nhìn vào thì nhiều bạn sẽ nghĩ rằng: “đương nhiên là điều không thể rồi”, nên cô giáo cũng bảo nên đăng kí N4 thôi. Nhưng may động lực lại xuất hiện khi người yêu cũng đăng kí N3 nên là phận nam nhi quyết không thua kém được :)). Đăng kí xong bắt đầu mới ngồi tìm cách sao để thi được N3 vì tấm gương ngay trước mắt là 1 bạn học trước học hết 50 bài đi thi N3 và nhận kết quả thảm hại luôn! Thấy lo lo nên mình cũng mua bộ soumatome về đọc thử. Được buổi sáng đầu tiên hừng hừng khí thế đọc bài đầu ngắn có 5 dòng mà hoàn toàn không hiểu gì luôn @@ xem giải cũng không hiểu gì luôn @@. Và đó cũng là lần cuối tôi đọc quyển soumatome N3 (giờ vẫn còn mới cứng :)). Thôi đành quay lại cứ học theo minna sơ cấp đến đâu hay đến đó. Mình vừa học trên lớp vừa đọc trước ngữ pháp với các từ vựng minna tiếp theo. Đồng thời mình cũng bỏ thời gian ra để học Kanji tại lúc đó đọc các bài viết trên mạng thấy bảo học được Kanji sẽ lên trình rất nhanh. Nhưng đến ngày 30/4 sau nhiều lần suy nghĩ, mình quyết định đổi trung tâm, tìm trung tâm mới để học chương trình N3 vì còn 2 tháng nữa mà giờ mới đang bài 32 33 minna. Thế là cũng search và tìm các khóa luyện thi N3 nhưng không ai nhận vì có ai tin là thi được đâu. May quá, lúc đó tình cờ tìm được 1 bài post tuyển N3 của một trung tâm, thế là mình đăng kí luôn. Nhưng đến trung tâm thì mình nói dối anh quản lí là em học hết 50 bài minna rồi hán tự có tầm 1000, thế là được vào học :)) xong chịu khó cày cuốc 2 tháng thế là đỗ.

Với trung cấp thì có 12 bài. Do mình chỉ đọc qua chứ không đi học theo khóa nào nên đối với mình quyển này chỉ để tham khảo. Đọc cho biết thêm từ vựng và ngữ pháp thôi. Từ vựng ở đây còn không có file nghe nữa nên cũng chỉ đọc trong 3 ngày và thôi không đọc lại lần nào nữa :)).

Khi vào ôn N3, đối với từ vựng các bạn nên chọn giáo trình Mimikara còn ngữ pháp nên chọn giáo trình Shinkanzen. Cuốn Mimikara rất hay vì nó còn cung cấp cho mình các cụm từ đi kèm, các từ liên quan và từ đối nghĩa nữa nên lượng từ vựng sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra nó còn có file nghe và video trên youtube (chọn video nó có hình mình họa để học cho dễ nhớ) Xem như xem phim vậy sẽ giúp mình nhớ từ vựng nhanh hơn mà lâu hơn. Chú ý khi học Mimikara sẽ có các ví dụ và nếu họ đánh số 1,2,3 thì phải đọc hết vì có thể sẽ là các nghĩa khác hoặc các trường hợp dùng khác nhau. Đối với ngữ pháp chọn giáo trình Shinkanzen vì nó sắp xếp các ngữ pháp theo các cụm gần giống nhau, giúp mình dễ phân biệt. Phải học phân biệt vì đi thi nếu chỉ học nghĩa không thì vẫn sẽ bị nhầm như bình thường vì không giống minna, N3 trở lên sẽ có rất nhiều cấu trúc trùng nghĩa nhưng khác trong văn cảnh.

Khi luyện đề thì nhiều người sẽ có quan điểm là học nhiều cuốn làm gì, học 1 cuốn học đi học lại cho thật chắc đã rồi đi thi. Tuy nhiên, mình nghĩ sao không phải là học nhiều cuốn mà chắc thì có phải hay hơn không? Giống như tư duy cũ chúng ta vẫn hay được dạy: chậm mà chắc! Vậy tại sao không phải là nhanh mà chắc. Khi học nhiều quyển mình sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn, thêm kinh nghiệm đọc nghe hơn. Nên lúc luyện thi N3 thấy senpai bảo quyển gì hay là mình photo hết. Các bạn cũng có thể tham khảo các sách: Goukaku, Zettai goukaku, Patan, doriru (4 quyển), Moshi taisaku, chokuzen, supa. N3 thế này chắc ok rồi. Mình đặc biệt thích quyển Patan vì phần từ vựng và ngữ pháp có tổng kết ngay đằng sau phần bài tập. Chokuzen cũng vậy. Khi làm đề tốt nhất nên làm theo nhóm 3 4 người, nhớ bấm giờ và chấm điểm đàng hoàng để biết thực lực mình đang ở đâu để phấn đấu. Chú ý đúng sai không quan trọng bằng việc mình biết tại sao mình đúng tại sao mình sai? Đó là lúc mà các bạn học được nhiều nhất. Nếu chăm chỉ thì chỉ cần 1 tháng là các bạn có thể làm hết các quyển mình nêu trên và đương nhiên đi thi OK rồi. Nhóm N3 của mình đợt đấy có 5 người thì cả 5 người đều đỗ hết!

Chương 4 N2 đã trong tầm tay

Nhiều người nghĩ là đã thi N3 đỗ là tầm 5 tháng tiếp là thi đỗ N2 cũng không khó lắm. Nhưng đỗ N3 xong thì các bạn cũng đừng vội mừng vì lượng kiến thức học từ N3 lên N2 bằng cả lượng kiến thức bạn học từ chưa biết gì lên đến N3 :))

Về cách học đối với từ vựng ngữ pháp cũng như cách làm đề thì cũng như N3 thôi nhưng ở N2 phần kĩ năng đọc hiểu thì luyện qua đề thôi chưa đủ. Bạn còn cần đọc sách nữa. Vì đề đọc N2 dài hơn N3 nhiều, câu hỏi khó hơn, bài đọc dài hơn mà họ cho thêm có 5p @@. Vậy nên khi thi đỗ xong N3 thì ngay sau khi xả hơi tầm 1 tuần thì việc đầu tiên là lao đầu vào đọc và dịch sách chứ không phải là học kiến thức đâu nhé! Có 5 tháng tất cả nên hãy dành 1 tháng đầu tiên cho phần đọc sách này. Còn các tháng sau khi đọc quen rồi thì có thể mỗi ngày chỉ cần đọc từ 30p-1h là ok. Nếu không đọc sách thì bạn có thể chọn đọc báo trên trang NHK cũng được. Có 1 phần mềm rất hay là Rikai chan trên firefox giúp bạn tra được nghĩa luôn khi đang đọc báo. Cái này cực kì tiện lợi và hiệu quả. Mình có để link ở dưới cho các bạn tham khảo. Tuy nhiên, mình khuyến khích các bạn đọc sách hơn vì khi đọc sách bạn sẽ biết được nhiều tri thức hơn, đặc biệt sẽ giúp bạn giải quyết các câu hỏi trong bài đọc N2 về ý tác giả. Còn đọc báo thì chỉ giúp các bạn tăng từ vựng và rèn kỹ năng đọc vì báo phần lớn chỉ kể lại diễn biến của sự việc.

** Đọc sách:

Nói thật sách tiếng nhật đọc cực kì nhanh nản vì chữ thì đọc từ trên xuống dưới từ trái qua phải đọc 30p là mỏi mắt chóng mặt luôn. Xưa lúc mới đọc tốc độ đọc của mình cực chậm. Mặc dù đọc cả nhóm 3 người, ngày đọc 5-6 tiếng mà được có 5-6 trang sách @@ biết bao giờ mới xong được 1 quyển sách 300 trang!!! Thế nên các bạn hãy nhớ rủ thêm người nào trình độ cao hơn mình tí đọc cùng cho đỡ nản nhé. Đọc dần dần trình độ sẽ lên. Từ lúc mình thi N3 xong đến lúc mình thi N2 mình đọc được 5 quyển sách kết hợp với luyện đề nữa nên khi đi thi làm đề N2 vừa rồi vẫn thừa 10p mà được 54đ liền (N3 được có 34đ). Lúc đầu các bạn có thể chọn đọc các cuốn như: Dokusho, gendaishakai, Binh pháp tôn tử (quyển này nghe tên có vẻ oai thôi nhưng chính ra còn ít hán tự và ít chữ hơn 2 quyển trước), baka no kabe. Thế thôi chắc là cũng đủ lắm rồi cho 5 tháng ôn thi N2. Chú ý nhỏ: Thường các cuốn sách bằng tiếng nhật ở Việt Nam cũng có ít mà bản online cũng không có nên các bạn hãy đến các trung tâm mượn sách để đi photo nhé! Khi photo nhớ in bìa màu đóng bóng kính hẳn hoi để tạo thêm cảm hứng khi đọc sách! Khi đọc thì đừng ngại ngần ghi chú, vẽ viết vào, như vậy mới dễ nhớ được!

 

Không chỉ riêng đọc mà nghe N2 cũng khó khá nhiều. Đặc biệt đề nghe N2 vừa rồi siêu khoai làm mình thi xong mà cứ sợ liệt. Mặc dù lúc luyện các quyển đề thì phần nghe chưa bao giờ dưới 40đ. Nên ngoài nghe đề, nghe file từ vựng thì các bạn cũng có thể học nghe qua phim. Nghe phim người đóng cũng được, ai thích Anime thì cứ thế cày thôi. Như mình thì lúc đầu xem phim người đóng nhưng sau qua Anime. Ban ngày học về mệt nên thôi tối cứ ngồi xem phim cho vui thôi, tiện thể nghe tiếng nhật luôn. Nghe và nhại theo cũng là cách rất tốt để học nói. Ngoài ra khi xem với cả sub nhật thì bạn còn biết thêm được cả hán tự, âm on, âm kun nữa (cực hiệu quả!).

Trong khoảng 1 đến 2 tháng đọc sách và cày phim, trình nghe và đọc của các bạn đã lên khá rồi, hãy bắt đầu học kiến thức luôn. Kiến thức là chỉ tập trung trong cuốn từ vựng Mimikara và ngữ pháp của Shinkanzen. Trong quá trình học kiến thức, các bạn nhớ duy trì việc đọc sách từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau khoảng 1 tháng học kiến thức xong, bắt đầu chuyển sang các cuốn luyện đề. Bộ đề N2 cũng tương tự N3, thêm vài cuốn nữa. Chú ý là khi đi thi, N2 gộp luôn cả ngữ pháp, từ vựng và đọc thi trong 105’. Nên hãy cố gắng phân chia thời gian thật hợp lý, tránh trường hợp bị thiếu thời gian. Như khi nhóm mình luyện, phần tự vựng và ngữ pháp mình chỉ làm tròng vòng 25’, còn lại là đọc. Nên làm vào buổi sáng từ 9h đến 10h45, để hình thành thói quen cho não của bạn. Nên duy trì làm đề hoặc đọc đến tận trước ngày thi, vì nếu không đọc khoảng 1 tuần thì tốc độ đọc sẽ giảm đi rất nhiều. Hãy bắt đầu luyện với cuốn Pantan, Goukaku rồi mới chuyển sang các cuốn tiếp theo.

Chương 5 Kanji master

Kanji là 1 phần cực kỳ quan trọng trong tiếng nhật. Và đương nhiên đây cũng là 1 trong những bài toán khó nhất đối với người học tiếng nhật vì nó nhiều, hơn 2000 chữ mà đấy mới chỉ là thông dụng thôi ngoài ra vẫn còn nhiều nữa. Nhưng khi có Kanji thì con đường chinh phục N3 N2 của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều. Vì khi có Kanji thì bạn sẽ học từ vựng nhanh hơn, nhớ lâu hơn, đọc tốt hơn (do biết được kanji thì đa phần sẽ đoán được nghĩa của từ và rồi suy ra cả câu văn). Mình cũng đã làm video chia sẻ kinh nghiệm học kanji của chính mình rồi, các bạn có thể xem tại link bên dưới.

 

Kết quả kiểm tra Kanji Master N2

1 trong những niềm tin của nhiều người học tiếng nhật là thi đến cấp độ nào thì chỉ học đến kanji của cấp độ đó. Mình không nói điều này là sai nhưng sẽ dễ dàng hơn cho bạn rất nhiều khi bạn có nhiều kanji. Vì trong bài đọc N3 vẫn có nhiều kanji N2, trong bài đọc N2 thì lại có cả kanji N1. Do vậy để chắc chắn thì các bạn học trước Kanji đi. Trước khi vào ôn N3 thì mình đã bỏ ra 1 tuần học qua hết 1 lượt 2000 chữ kanji và âm hán việt của nó. Tại lúc đấy mình nhận ra được tác dụng của Kanji và đọc được 1 bài viết là học 2000 Kanji trong vòng 1 tuần. Mình cũng đặt mục tiêu và thử xem thế nào. Kết quả là cũng nhớ được khoảng 1300 chữ trong 1 tuần đó. Và từ kinh nghiệm học lúc đấy mình cũng đã sáng tạo ra lớp Kanji Master. Khóa mình có cam kết đầu ra cho các học viên đều nhớ được trên 75%. Khóa 1 mình dạy là 529 chữ Kanji N1 trong 2 ngày t7 và chủ nhật, mỗi ngày 6 tiếng, sau đó 1 tuần sau mình test thì tất cả các bạn đều vượt qua được mốc 75% (tầm 400 chữ), đặc biệt có 1 anh nhớ được 521 chữ (siêu hơn mình vì mình cũng ngồi test và bị nhầm mất khoảng 20 từ @@ ). Khóa thứ 2 là 600 kanji của N2 cũng trong khoảng thời gian trên và các bạn cũng đều trên 75% cả. Sau đó vì bận ôn N2 nên không mở tiếp. Từ giờ đến tết chắc mình sẽ mở nhiều vì chỉ cần có đủ các bạn học (6người/ 1 lớp và chỉ 6 ng trở xuống :) mình sẽ sắp xếp thời gian và dạy.

Chương cuối: Đấu trường Thi cử - Nơi khẳng định bản thân

Ở đây mình chỉ nói đến thi JLPT vì mình cũng chưa thi các kỳ thi khác bao giờ :) JLPT 1 năm chỉ có 2 lần duy nhất là vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12. Đây sẽ là thời khác quyết định xem thành quả bạn học trong suốt cả quá trình. Nhiều người vẫn có suy nghĩ là học tài thi phận nhưng bản thân mình thì chỉ cho đấy là con số rất nhỏ những trường hợp kém may mắn thôi. Hãy suy nghĩ tích cực lên, sao không phải là học tài thi cũng tài? Đôi khi chính cái suy nghĩ học tài thi phận đấy lại thường làm chính bản thân mình hoang mang trước khi thi dẫn đến làm bài thi không được tốt và cuối cùng lại tự mình cho là câu nói học tài thi phận đúng thật. Khi có cái cớ như vậy thì bạn sẽ chẳng bao giờ học được 1 chút gì từ những lần thất bại như vậy. Cách duy nhất là hãy suy nghĩ tích cực lên: học tài thi chắc chắn cũng sẽ tài!! Và làm mọi điều trong khả năng có thể để hạn chế các rủi ro.

Đầu tiên, rủi ro về tình trạng sức khỏe. 1-2 tuần trước ngày thi hãy cố gắng sống khoa học, đi ngủ sớm, dạy sớm ăn uống đầy đủ đừng cố cày đến tận sáng làm gì vì cũng có thêm được bao nhiêu đâu. Đến ngày đi thi, ăn sáng những đồ mình hay ăn quen để tránh bị đau bụng, đừng ăn quá no cũng đừng nhịn đói vì đều làm giảm sự hoạt động của não bộ. Vì JLPT cho vào phòng thi lúc 8h nhưng 9h mới cho thi và đến tận hơn 12 mới xong nên nếu có thể thì lúc được nghỉ 30p (tầm 11h) hãy ăn nhẹ để lấy sức vào phòng thi làm bài nghe. Chú ý thi xong các phần thì đừng trao đổi để gây hoang mang mất tinh thần cho phần bài làm tiếp theo.

Thứ 2, rủi ro về tình trạng loa. Đây là tình trạng rất hay gặp phải đối với các bạn thi JLPT. Đợt mình thi N3 vào tháng 7 ở bên DHQG thì bị ngồi trong góc cuối phòng luôn, nóng dã man, 4 cái quạt trần quay vù vù mà không có tí gió nào tới chỉ thấy âm thanh vù vù của nó làm ồn thôi. Sang tháng 12 thi N2 thì cũng bị ngồi cuối phòng @@ cửa sổ đóng không kín hay sao mà mình nghe được cả tiếng vọng bên phía nghe N1 sang. Nói chung thì có nhiều phàn nàn liên quan đến chất lượng nghe, nhưng mình lúc đấy cũng không thể bảo giám thị đi thay cho cái loa vì loa dè được :)) Chỉ có 1 cách duy nhất đó là tập đối phó với tình trạng xấu nhất trước khi đi thi. Đầu tiên là khi làm đề, hãy nghe loa to, đừng nghe tai nghe, chỉnh loa cho hơi dè tí. Tiếp theo là bật tốc độ 1.1 để luyện cho đầu mình cách bắt và tốc độ xử lí thông tin nhanh hơn. Như nghe đề N2 vừa rồi thì tốc độ của đề nhanh hơn bất cứ quyển đề nào mà mình gặp (mình làm tổng 14 quyển @@). Cuối cùng đó là luyện các phần còn lại điểm cao lên để khi thi nghe không cần liệt là đã đỗ ok rồi. Như mình vừa rồi thì chưa tính phần nghe thì mình đã thừa hơn chục điểm để đổ N2 rồi.

Thứ 3, Cháy thời gian. Tình trạng này xảy ra đối với N2 nhiều hơn vì đề dài và phần từ vựng bị ghép luôn vào phần ngữ pháp với đọc hiểu. Có 2 cách giải quyết vấn đề này. Đầu tiên là khi luyện đề thi, hãy ép thời gian xuống khoảng 10p so với thời gian cho phép. Thứ 2 là trong lúc làm bài thi, đặc biệt phần đọc, khi nào mất tập trung hoặc đau đầu hãy đặt bút xuống hít thở thật sâu và quan sát xung quanh (không phải đề nhìn bài nha :)) ) tầm 1p rồi hãy quay lại làm bài. Khi làm xong câu nào mà chắc chắn đáp án thì hãy tô luôn vào tờ trả lời. Điều này giúp tâm lý mình nhẹ nhõm hơn vì khi nhìn sang tờ đáp án thấy đã tô được phần lớn thì tâm lý mình sẽ trở nên thoải mái và bình tĩnh hơn giúp làm các câu sau tỉ lệ đúng cũng cao hơn. Chú ý hãy sắm cho mình 1 cái đồng hồ đeo tay để quan sát thời gian cho chính xác nha.

Thứ 4, gặp từ vựng, hán tự, ngữ pháp mới toanh. Cái này chắc ít người để ý, khi đi thi N3 thì sẽ có khoảng 10% kiến thức của N2 và khi thi N2 cũng sẽ có khoảng 10% kiến thức của N1. Đối với Kanji thì mình vẫn khuyến khích các bạn học hết 2000 hán tự từ lúc học N3. Đối với từ vựng và ngữ pháp thì khoảng 1 tuần trước khi thi các bạn nên đọc trước quyển sách của trình độ cao hơn nhé! Đọc tầm 1/3 quyển là ok rồi.

Chú ý cuối cùng, hãy chép đáp án mang về nhé! Tuy nội qui ghi là không được chép đáp án ra tờ giấy báo dự thi nhưng đa số các giám thị vẫn không nhắc nhở khi bạn chép đâu. Nếu không thì ghi ra bàn cũng được xong giờ ra chơi lên cầm điện thoại xuống chụp. Buổi tối sẽ có đáp án trên mạng, so đáp án rồi nhớ +- 10đ, có trường hợp cá biệt mình thấy bị dao động tận 20đ @@. Việc so đáp án biết kết quả như vậy sẽ giúp các bạn có định hướng học và thi trong thời than tiếp vì JLPT tận 2 tháng sau khi thi mới có kết quả.

Tiếng Nhật sẽ là 1 công cụ rất hữu ích cho các bạn đặc biệt đang là sinh viên sắp ra trường vì rất nhiều công việc không cần đòi hỏi kinh nghiệm là chỉ cần có bằng N3 hoặc N2 là lương đã tầm 10tr trở lên.

Hãy chia sẻ cuốn cẩm nang cho những người đang cần nhé! Nếu các bạn có thắc mắc thì cmt phía bên dưới mình sẽ cố gắng giải đáp hết :)

Chúc các bạn học tốt!

>> Tham gia Nhóm Học Tiếng Nhật

 

Tin liên quan

Thong ke
Đăng ký nhận tin (tiếng Nhật, học bổng, du học vv)

Kết nối với chúng tôi

 

. HOTLINE TƯ VẤN: 0896670502