Hiểu theo một cách đơn giản, ngành điều dưỡng ở Nhật Bản cũng giống ở Việt Nam, công việc chính của điều dưỡng viên là chăm sóc bệnh nhân, tiêm truyền, phụ mổ,...Thậm chí, họ còn đảm nhiệm việc chăm sóc bệnh nhân toàn diện vì với người dân Nhật khi nhập viện họ thường không có người thân đi theo để chăm sóc. Địa điểm làm việc của điều dưỡng thường là bệnh viện hay các viện dưỡng lao….
Nhật Bản hiện nay đang phải chịu sự tác động của tình trạng già hóa dân số khá lớn. Việc dân số dần già đi đòi hỏi lực lượng lao động trong ngành nghề chăm sóc/điều dưỡng cũng sẽ gia tăng và họ cần rất nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn cao làm trong lĩnh vực y tế và sức khỏe. Đó là nguyên nhân lớn làm cho ngành điều dưỡng Nhật Bản từ một ngành học không quá HOT, vậy mà hiện nay du học Nhật Bản ngành điều dưỡng lại trở thành lựa chọn hàng đầu của các du học sinh khi đến với Nhật Bản.
Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành này, cũng như cơ hội việc làm, thu nhập thì đây quả là một ngành nghề lý tưởng. Tuy nhiên ngành nào cũng vậy, phải xem nó có phù hợp hay không chứ đừng vội vàng chọn theo số đông khi còn chưa hiểu sâu về những mặt trái của ngành nghề, công việc này. Để bạn có cái nhìn đúng đắn về ngành điều dưỡng Nhật Bản và trả lời câu hỏi “có nên đi du học điều dưỡng Nhật Bản không?” AJISAI xin chia sẻ chi tiết công việc mà người điều dưỡng ở Nhật Bản là làm gì?
Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng là chương trình bao gồm học tiếng Nhật và chuyên ngành điều dưỡng để trở thành những chuyên gia về chăm sóc người già, bệnh nhân tại Nhật.
Ngành điều dưỡng tại Nhật rất phát triển và cần nhiều nguồn nhân lực. Học sinh tham gia chương trình du học ngành này sẽ được đào tạo chuyên môn cao tại các trường Senmon với quy trình bài bản.
Xem thêm:
Từ trước tới nay, nhiều người thường nhầm lẫn công việc điều dưỡng với y tá là một. Bên cạnh đó cũng có những người hiểu lầm làm điều dưỡng là chỉ làm những công việc nhàm chán như: hỗ trợ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cho người già,…
Trong thực tế, điều dưỡng là công việc chăm sóc hỗ trợ người già bị suy giảm sức khỏe hay những người có khiếm khuyết về cơ thể, bị giới hạn khả năng hoạt động. Nhân viên điều dưỡng sẽ làm việc trong các cơ sở điều dưỡng chứ không phải là các bệnh viện, phòng khám.
Công việc của điều dưỡng tại Nhật bao gồm:
– Hỗ trợ những việc mà người già không thể tự mình làm: hỗ trợ vệ sinh, di chuyển, tắm rửa, thay quần áo, ăn uống,..
– Hỗ trợ những mặt cần thiết trong cuộc sống của người già: hỗ trợ dọn dẹp, nấu ăn, giặt quần áo, phục hồi chức năng,..
– Công tác khác: Theo dõi bệnh nhân; Viết báo cáo chăm sóc mỗi ngày; Đánh giá quá trình chăm sóc; Tư vấn các dịch vụ chăm sóc; Lập kế hoạch chăm sóc…
Với trường hợp này sẽ dành cho các bạn thuộc đối tượng đã tốt nghiệp chương trình học điều dưỡng tại Việt Nam có mong muốn đi làm luôn tại Nhật Bản. Khi đó, yêu cầu đạt trình độ tiếng Nhật N4 và đã có bằng tốt nghiệp đúng chuyên ngành tại Việt Nam.
Các bạn chỉ cần học trường tiếng 1 năm, sau đó thi đỗ chuyển đổi kỹ năng và có cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Công việc hàng ngày của điều dưỡng viên cũng khá giống với các chương trình khác nhưng thêm một số kỹ thuật cao hơn đòi hỏi chứng chỉ tay nghề:
- Công việc giống như y tá tại các bệnh viện Việt nam như: theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ,…
- Có thể sờ tim và sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân,…
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về sức khỏe cho người già, người bệnh.
- Cẩn thận theo dõi và ghi chép lại tình trạng cụ thể của người bệnh, người già và báo lại cho các nhân viên khác.
Công việc cụ thể của ngành điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản
Dưới đây là những công việc chính cụ thể của ngành điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản mà ứng viên cần phải biết:
Ngoài những công việc chính ra, các nhân viên điều dưỡng hộ lý còn phải làm một số công việc phụ sau:
Điều kiện tham gia chương trình ngành điều dưỡng, hộ lý tại Nhật
Dưới đây là những điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành điều dưỡng mà bạn cần lưu ý:
Ngành điều dưỡng ở Nhật Bản hiện nay có 5 loại chứng chỉ chủ yếu như sau:
– Độ khó cấp 1: Chứng chỉ đào tạo cho người mới vào ngành – 介護職員初任者研修(かいごしょくいんしょにんしゃけんしゅう)
Đây là bằng cấp cơ bản nhất dành cho nhân viên điều dưỡng. Bạn có thể tham gia đào tạo để lấy chứng chỉ này chỉ trong vòng 130 giờ học. Tiêu chuẩn để đạt được bằng này không quá khắt khe, dành cho những bạn chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc trước đây. Đây là chứng chỉ phù hợp nhất để bạn bắt đầu phát triển trong ngành điều dưỡng tại Nhật Bản.
– Độ khó cấp 2: Chứng chỉ đào tạo thực hành chăm sóc – 介護職員実務者研修(かいごしょくいんじつむしゃけんしゅう)
Đây là bằng cấp mức trung bình đối với nhân viên điều dưỡng; không yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm hay bằng cấp trước đó. Khóa học chứng chỉ này phù hợp cho những bạn đã đỗ chứng chỉ cấp 1 muốn trau dồi thêm kiến thức để thi lên chứng chỉ cấp 3 là chứng chỉ quan trọng nhất đối với bất kỳ nhân viên điều dưỡng nào.
– Độ khó cấp 3: Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi – 介護福祉士(かいごふくしし)
Đỗ được Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi là mục tiêu quan trọng nhất đối với bất kỳ nhân viên điều dưỡng nào.
Chứng chỉ này còn là bằng cấp quốc gia dành cho nhân viên chăm sóc và là điều kiện tiên quyết xin visa Lao động ngành chăm sóc để có thể sinh sống và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Đạt được Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi là bước tiến lớn để bạn có được mức lương cao hơn và mở rộng cơ hội việc làm cho mình.
Điều kiện để tham dự kỳ thi Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi:
▪️ Đã hoàn thành khóa đào tạo thực hành chăm sóc độ khó cấp 2.
▪️ Có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành điều dưỡng.
– Độ khó cấp 4: Chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi – 認定介護福祉士 (にんていかいごふくしし)
Chứng chỉ này là mức độ cao hơn của Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi cấp 3 với tiêu chuẩn tham dự rất khắt khe. Bạn cần có 5 năm kinh nghiệm làm việc sau khi đã lấy được Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi (介護福祉士) thì mới đủ điều kiện tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ cấp 4 này.
– Độ khó cấp 5: Chứng chỉ quản lý chăm sóc ケアマネジャー(介護支援専門員 かいごしえんせんもんい)
Cùng với Chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi (認定介護福祉士); đây cũng là chứng chỉ cao cấp với tiêu chuẩn tham dự hết sức khắt khe; dành cho các bạn đã có Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi (介護福祉士) và muốn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.
Quản lý chăm sóc là vị trí đa phần thời gian sẽ thực hiện các công việc bàn giấy, không phải làm ca đêm và lương thưởng sẽ tốt hơn rất nhiều. Đây cũng là mục tiêu cuối cùng trong sự nghiệp của những nhân viên điều dưỡng.
Dựa theo từng loại bằng cấp mà nhân viên điều dưỡng sẽ có những mức lương khác nhau. Thông tin mức lương dưới đây được tham khảo từ khảo sát năm 2018 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về chế độ đãi ngộ của nhân viên chăm sóc.
Lưu ý: các mức lương tính theo tháng và theo năm dưới đây bao gồm lương cơ bản cùng toàn bộ các loại phụ cấp khác nếu có như phụ cấp đi lại, phụ cấp chuyên môn, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm ca đêm, v.v. của các cá nhân và cơ sở được khảo sát. Do đó số tiền lương tháng hoặc cả năm sẽ cao hơn tương đối so với mức lương trung bình của một giờ nhân với số giờ làm việc.
a. Mức lương nhân viên điều dưỡng không có bằng cấp
Theo kết quả khảo sát năm 2018 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về chế độ đãi ngộ của nhân viên chăm sóc, nhân viên điều dưỡng không có chứng chỉ sẽ có thu nhập là 1,138 yên/giờ. Nếu làm toàn thời gian và có phụ cấp, thu nhập trung bình là 261.600 yên/tháng.
Trong thực tế, mức lương cho người chưa có bằng cấp điều dưỡng tại khu vực Tokyo có thể dao động từ 1.020 đến 1.200 yên/giờ.
b. Mức lương nhân viên điều dưỡng có Chứng chỉ đào tạo cho người mới vào ngành (介護職員初任者研修)
Trong khi đó, thu nhập trung bình hàng tháng của những người đã có Chứng chỉ đào tạo cho người mới vào ngành (介護職員初任者研修) là 285.610 yên. Cao hơn người không có bằng cấp khoảng 24.000 yên/tháng. Như vậy, thu nhập trung bình hàng năm là 3.427.320 yên.
c. Mức lương nhân viên điều dưỡng có Chứng chỉ đào tạo 介護福祉士実務者研修
Với người đã có Chứng chỉ đào tạo thực hành chăm sóc (介護福祉士実務者研修) thì mức lương cũng không quá chênh lệch với Chứng chỉ đào tạo cho người mới vào ngành (介護職員初任者研修). Trung bình chỉ cao hơn khoảng 2.450 yên/tháng.
d. Mức lương nhân viên điều dưỡng có Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi (介護福祉士)
Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi (介護福祉士) là chứng chỉ quan trọng nhất đối với bất cứ nhân viên điều dưỡng nào, đồng thời có chứng chỉ này sẽ giúp bạn đạt được mức lương cao hơn. Mức lương trung bình có thể lên tới 313.920 yên/tháng, đạt 3.767.040 yên/năm.
e. Mức lương nhân viên điều dưỡng có Chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi (認定介護福祉士)
Khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi không đề cập đến chứng chỉ này. Trên thực tế mặc dù là một loại bằng cấp chính với tiêu chuẩn vô cùng khó khăn nhưng Chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi (認定介護福祉士) không quá phổ biến. Rất nhiều nhân viên chăm sóc có bằng Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi lựa chọn bỏ qua loại chứng chỉ này để trực tiếp hướng đến Chứng chỉ quản lý chăm sóc.
f. Mức lương nhân viên điều dưỡng có Chứng chỉ quản lý chăm sóc (介護支援専門員)
Chứng chỉ quản lý chăm sóc là chứng chỉ cao nhất trong ngành điều dưỡng với mức lương trung bình có thể đạt được là 349.980 yên/tháng.