Lần đầu tiên sang Nhật nên mang những gì?

08/03/2019 08:03

Một số kinh nghiệm thực tiễn muốn chia sẻ cho các bạn sắp đi học hoặc đi làm tại Nhật để có sự khởi đầu tốt nhất. Dưới đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ với các bạn, nhớ cầm giấy cho phép lưu trú (Certificate of Eligibility) đi xin visa tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật Bản nữa các bạn nhé. Và khi mua vé bạn phải kiểm tra số cân được gửi kèm theo máy bay là bao nhiêu...

Những chú ý khi đến Nhật Bản

Chú ý đầu tiên: Số cân được mang theo
Đồ mang theo thường gồm 2 loại: Ký gửi theo máy bay và xách tay lên máy bay. Thông thường số cân sẽ như sau:
Hành lý ký gửi: 20 kg ~ 40kg (tuỳ vé) 
Hành lý xách tay: Túi không quá 7 kg
Bạn phải kiểm tra số ký mang theo khi mua vé. Nếu bạn mang chất lỏng, dao kéo thì bạn phải để trong hành lý ký gửi vì lý do an ninh.

Nhớ cân ký hành lý trước khi ra sân bay!
*Đặc biệt chú ý: nếu bạn mua vé có hành lý ký gửi là 40kg thì sẽ phải chia ra làm 2 kiện và mỗi kiện không được phép nặng quá 30kg (vì nhiều bạn lần đầu ko hiểu cứ nghĩ là tổng trọng lượng hành lý ký gửi là 40kg nên khi đóng đồ thì đóng đầy 1 vali to sau đó mới đóng thêm vali nhỏ. Nhiều TH đóng rất đủ cân và gọn gàng nhưng ra sân bay lại phải tháo rất tốn thời gian và gấp gáp) Mong các bạn đặc biệt lưu ý.
* Một chú ý về hành lý xách tay: quy định 7kg nhưng bạn có thể mang hơn >10kg với điều kiện nhìn phải gọn gàng nếu không các bạn sẽ bị nhân viên sân bay cho lên cân nếu đc nên dùng 1 túi để những vật nặng như sách, vở và một catap hình vuông nhỏ xếp những vật nhỏ, nặng. Hoặc có thể đeo một balo nhỏ gọn. Làm tốt bạn có thể mang đc 10-13kg

Nếu đi vào mùa lạnh bạn còn có thể mang đc vài cái áo khoác và quần trên người tuỳ cách bố trí của bạn
Nhiều khi bạn mang rất nhiều mà lại tưởng ít, khi ra sân bay bị bắt bỏ lại hay phải đóng mức phí quá cân khá cao.
Mang gì sang Nhật trong lần đầu tiên?

1. Giấy tờ cần thiết

Bạn không được quên các giấy tờ cần thiết như:
Hộ chiếu
Vé máy bay
Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa.
Học bạ cấp ba, chứng minh thư: Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc.
Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh: Không cần và không nên mang theo.
Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.

2.Ảnh thẻ

Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm (khoảng vài chục tấm nhé), gồm có:
Ảnh 3x4
Ảnh 4x6
Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.

3. Quần áo:

Thường bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ lành lạnh cho nên bạn nên mang một cái áo ấm(loại có thể mặc trong mùa đông luôn) và đừng mang nhiều áo rét quá vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 3000 yên), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam - chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Mang nhiều áo rét quá thì sẽ rất tốn chỗ, lại không có lợi về kinh tế. => Đừng mang áo rét quá nhiều!
Ngược lại, bạn nên mang đủ nhiều áo thun, đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, v.v... và một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 - 3000 yên , còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500 ngàn rồi vì tình hình giá cả ở vn những năm gần đây leo thang yên thì đang giảm và mình khuyên dùng hàng Nhật(china) vẫn ổn hơn.
Tất nhiên là quần áo mỏng thì nên mang nhiều nhiều, vừa thay thường xuyên được lại có thể giữ ấm mà vẫn không tốn chỗ va ly.
Vớ (tất): Mang một cơ số đôi đi vì bên Nhật khá lạnh, không thì vào hàng 100 yên mua cũng được
Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Bạn nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ. Với lại đồ trong siêu thị có nhãn tiếng Nhật nên cũng có khả năng mua nhầm nữa.
Quần áo lót: Nên mang đủ dùng và đủ thay
Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ
Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai, kéo tỉa lông mũi: Mang theo mỗi thứ 1 cái
Gương, móc áo, xi đánh giày, xà bông v.v...: Không nên mang, ở Nhật ra hàng 100 yên thì đầy, lại rẻ hơn VN.
Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ.
Khăn tắm, khăn mặt: Mang theo đủ dùng

4.Tiền

Nếu được với Du học nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1,000 ~ 2,000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY). Nếu là Tu nghiệp sinh thì các bạn thường sẽ đc nghiệp đoàn hoặc công ty tạm ứng tiền nên có thể không mang.
À, nếu bạn nghĩ tới ngày nhập cảnh về VN thì có thể mang tầm 500,000 VND để mua thẻ điện thoại chẳng hạn, hay nộp những loại phí mà không tiện nói tên!

5. Thuốc, đồ dùng sức khỏe

Nên mang theo thuốc cảm cúm, đường ruột (dị ứng, ho, sốt) mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 - 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì chắc bạn chẳng bao giờ dùng tới, với lại bạn đi du học thì thường khá trẻ và khỏe, không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra.
Bạn nên mang:
Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường mắc hơn thịt nên bạn mang vitamin C cho chắc, có gì còn bổ sung.
Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.

6.Đồ ăn, đồ uống 

Đồ uống: Không nên mang theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 - 200 yên, 1 lít sữa là 100 - 200 yen, ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay thôi.
Đồ ăn: Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn nên mang theo:
-1 thùng mỳ ăn liền
- Đồ khô như: măng, mọc nhĩ, xả,... Tuy nhiên cấm mang đồ liên quan đến thịt, cá, tôm, mực... khô/ tươi.
Đừng mang nhiều quá vì bên Nhật cái gì cũng có, và giá cũngkhông quá đắt (về trứng, tàu hũ, v.v...). Mỳ ăn liền và chà bông để thời gian đầu tiết kiệm tiền và chưa hợp khẩu vị đồ ăn Nhật mà thôi. Dù sao thì bạn cũng không thể ăn mỳ liên tục được! Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền....Giả sử bạn được mang nhiều hành lý (ví dụ vé ANA mang được 47kg) và bạn muốn tiết kiệm tiền ăn thời gian đầu sang Nhật thì bạn có thể mang nhiều đồ ăn đi, đặc biệt là gia vị: 2 thùng mỳ ăn liền: Nên mua nhiều loại cho đổi vị
-Tỏi: Ví dụ 1/2kg (Không phải bên Nhật không có, nhưng rau củ quả thường đắt)
-Hành khô (hành tím): Ví dụ 1/2kg (Bên Nhật không có)
-Trái ớt khô (Ớt tươi bên Nhật đắt)
-Tiêu bên Nhật không đắt, còn chanh thì có chai nước cốt chanh (chanh tươi bên Nhật khá đắt đấy).
-Nước mắm có thể mua ở bên Nhật ở một số cửa hàng bán Asian Food.
-Các loại đồ khô khác: Mang được bao nhiêu thì mang nếu còn cân.
-Ngoài ra, các siêu thị Nhật khi đến giờ (8 - 9 giờ tối) thì thường thực phẩm giảm giá khá nhiều (10 - 50%) nên nếu bạn canh đúng giờ và gặp may mắn thì cũng có thể tiết kiệm kha khá tiền ăn khi mới sang Nhật.

7. Máy tính xách tay, điện thoại

Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 - 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).
Điện thoại: Chú ý là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên có mang sang cũng không xài được. Bạn dùng để báo thức hay vào wifi (nếu điện thoại bạn bắt được wifi) thì được. => Mang hay không tùy bạn!
Không nên mang máy tính để bàn (desktop computer) đi, vì rất nặng, cồng kềnh mà lại "chở củi về rừng".

8. Từ điển, kim từ điển

Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật - Anh, Nhật - Nhật nên bạn nên:
Mang từ điển giấy cả Việt - Anh lẫn Anh - Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng.
Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt - Nhật, Nhật - Việt. Tuy nhiên chắc không có từ điển nào hay, nhiều khi cũng không chính xác lắm.

9. Sách học tiếng Nhật, các sách toán lý hóa, v.v...

Đừng mang, chẳng có ích gì đâu. Tuy nhiên nếu có sách nào bạn tâm đắc thì mang cũng được. Nếu bạn muốn học tiếng Nhật, hãy dùng sách ở trường Nhật ngữ của bạn. Còn sách toán lý hóa thì nên học trực tiếp từ giáo trình hay đề thi của Nhật, như thế sẽ sát hơn, tiết kiệm thời gian mà khả năng đậu cao hơn nhiều.

10. Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v...)

Đừng mang, vì đồ điện bên Nhật xài điện 100V còn Việt Nam lại xài 220V nên bạn sẽ không dùng được. Bếp ga du lịch cũng thế, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau.

11. Chén, bát, tô, đũa, thìa, v.v...

Đừng mang vì hàng 100 yên đều có.

12. Dao, kéo

Chỉ được mang theo hành lý ký gửi thôi không được cầm lên máy bay, tuy nhiên không nên mang theo vì hàng 100 yên rất nhiều và rẻ.
Vở, bút viết, bút chì, v.v...Thật ra thì cũng chẳng cần mang làm gì, tuy nhiên bạn nên:
-Mang ít nhất một cái bút bi (để điền form ở sân bay nếu cần)
-Một quyển sổ tay (để ghi chú ở sân bay)
-Vở viết: Mang 1 quyển chắc ổn
Những thứ này hàng 100 yên có nhiều, giá chẳng bao nhiêu.

13. Con dấu

Ở Nhật người ta dùng con dấu cá nhân. Khi làm tài khoản ngân hàng bắt buộc bạn phải làm con dấu. Thường thì trường Nhật ngữ sẽ đặt làm con dấu giúp bạn, giá khoảng 2000 yên (20 USD). Nếu bạn muốn tiết kiệm khoản này bạn có thể tự làm con dấu trước ở Việt Nam (nhớ làm loại nào bền vào nhé, mất con dấu là làm thủ tục ngân hàng báo mất đó). Thường nếu bạn tên là gì thì làm con dấu tên đó, ví dụ tên là HƯƠNG thì làm con dấu tên HUONG hay HƯƠNG chẳng hạn.
Người Nhật thì làm con dấu là họ của họ, ví dụ 高橋 (Takahashi). Hàng 100 yên cũng bán con dấu, nhưng là các họ người Nhật, đôi khi có chữ kanji lẻ như 香 (Hương) chẳng hạn, nhưng ít. Bạn không định lấy tên là Inoue gì đó đấy chứ?
Con dấu cá nhân thường rất nhỏ, chỉ tầm 1 ngón tay, đường kính là tầm 1 cm thôi nhé. Nếu trường làm thì nên dặn họ làm thêm cả dấu tiếng Việt cho sang trọng!
Hàng 100 yên có gì?
Hàng 100 yên (百円 ショップ hyakuen shoppu) hầu như có mọi thứ bạn cần trong cuộc sống hàng ngày, kể cả quần áo (tuy không hợp thời trang lắm). Dao, kéo, chén, đũa, tô, đũa dùng một lần, chén dùng một lần, nồi, móc áo, xi đánh giày, đồ vệ sinh cá nhân, bàn chải đánh răng, dây lưng, v.v.... đều có và giá còn rẻ hơn Việt Nam. Do đó bạn không nên mang những thứ mà hàng 100 yên có.
Đóng gói hành lý bạn nên xem video sau trên Youtube

*Những điều bạn nên nhớ khi sang Nhật lần đầu tiên*
Đừng mang quá nặng và nhiều đồ không cần thiết (gồm sách vở Việt Nam, đồ điện, v.v...)
Mang ít thực phẩm và đồ dùng cá nhân theo cho những ngày đầu.
Ở Nhật Bản thứ gì cũng có, trừ thực phẩm ra thì thứ gì hầu như cũng rẻ.
Đóng gói hành lý gọn gàng, nên dùng va ly kéo đi được (loại đủ tốt), nên mang: 1 va ly, 1 ba lô đeo(hoặc catap), 1 túi xách đeo theo người (đựng giấy tờ hải quan)
Quần áo tại Nhật tốt và hợp thời trang => Đừng mang quá nhiều quần áo theo, chỉ mang quần áo đủ dùng.
ĐỪNG BAO GIỜ MANG NHỮNG THỨ KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT! 

>>> Xem thêm Trại hè Quốc tế Singapore để có cơ hội trải nghiệm thực tế!

>>> Xem thêm Trại hè Quốc tế Nhật Bản để có cơ hội trải nghiệm thực tế!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ DU HỌC AJISAI

TRUNG TÂM NHẬT NGỮ AJISAI

  • Địa chỉ: Liền kề 11- Số 16, Khu đô thị mới Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 2323 799/ Hotline: 0822 333 819
  • Website: http://ajisai.edu.vn/
  • E-mail: ajisai.duhocnhatban@gmail.com

Tin liên quan

Thong ke
Đăng ký nhận tin (tiếng Nhật, học bổng, du học vv)

Kết nối với chúng tôi

 

. HOTLINE TƯ VẤN: 0896670502