Phong tục đón tết của người Nhật Bản

26/12/2019 16:12

Nhắc đến Tết là nhắc đến thời điểm gia đình người người nhà nhà sum họp và cùng nhau chào đón năm mới. Ở đất nước mặt trời mọc, họ đón Tết dương lịch và Tết ở nơi đây thể hiện sắc nét những tinh hoa văn hóa của dân tộc và cho đến bây giờ họ vẫn giữ được những phong tục tập quán từ thời xa xưa.Và tất cả các hoạt động của họ trong thời gian này đều mang ý nghĩa rất thú vị và sâu xa.

Bạn đã biết phong tục đón tết của người Nhật Bản hay chưa?

Nhắc đến Tết là nhắc đến thời điểm gia đình người người nhà nhà sum họp và cùng nhau chào đón năm mới. Ở đất nước mặt trời mọc, họ đón Tết dương lịch và Tết ở nơi đây thể hiện sắc nét những tinh hoa văn hóa của dân tộc và cho đến bây giờ họ vẫn giữ được những phong tục tập quán từ thời xa xưa.Và tất cả các hoạt động của họ trong thời gian này đều mang ý nghĩa rất thú vị và sâu xa.

Trước ngày 31/12 (Ngày Omisoka)

Ngày Omisoka là ngày để kết nối năm cũ và năm mới. Mọi người đều dọn dẹp nhà cửa, mua đồ sắm tết hay tổ chức các bữa tiệc để tiễn năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều điều mới,hy vọng một năm mới tới với nhiều sự may mắn và thuận lợi.

Osouji – Tổng vệ sinh nhà cửa

Để chào đón các vị thần mới của năm mới đến nhà, nhà cửa phải gọn gàng và sạch sẽ. Ngày xưa người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn đc gọi là ngày Susuharai, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đến gần ngày 31/12 mới dọn dẹp. Hiện nay các thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13/12.

Trang trí ngày Tết

Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.

Kagamimochi: Mâm bánh dày cùng một quả quýt Nhật bên treenm được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của ngôi nhà.

Kadomatsu:  Một bó Kadomatsu truyền thống được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, và những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông luôn được chia theo số lẻ. Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… tượng trưng nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.

Đặt Wakazari trong bếp: Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.

Thiệp chúc tết

Thiệp chúc Tết cũng được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình, kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân và những người đã giúp đỡ mình. Gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua email hay mạng xã hội tăng lên làm số lượng bưu thiếp giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem đến cảm giác ấm áp và khiến cho người nhận hân hoan hơn. Những gia đình có tang sẽ không nhận và không gửi tấm Nengajo nào trong vòng 1 năm, trường hợp này được gọi là “Mochu”.

Xem thêm du học Nhật Bản

Từ ngày 1/1 – Gantan

”Akemashite omedetou gozaimasu”

Đây là câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật. Vào ngày Gantan đây là câu cửa miệng vào ngày đầu năm mới. Vào buổi sáng ngày Gantan, người Nhật sẽ cùng nhau ngồi ăn osechi và ozouni sau đó sẽ đi thăm họ hàng người thân.

Hatsumode

Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho năm đó. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.

Otoshidama

Otoshidama là phong tục mừng tiền cho trẻ nhỏ như một món quà đầu năm mới. Đó là cách trân trọng những nỗ lực chúng đạt được khi đi học suốt một năm qua, đồng thời hy vọng năm mới đầy niềm vui, hạnh phúc. Otoshidama thường là bố mẹ, ông bà, cô chú bác mừng cho con trẻ trong gia đình. Đứa trẻ càng nhiều tuổi thì càng được mừng nhiều tiền. Chúng sẽ được nhận tiền đặt trong phong bì.

Hatsuyume

Giấc mơ vào đêm ngày Gantan đến sáng ngày 2 được gọi là “Hatsuyume”. Những điều bạn mơ thấy trong Hatsuyume được cho là sẽ báo trước điềm lành hoặc điềm dữ trong một năm. Nếu mơ thấy “Ichi Fuji Ni Taka San Nasubi”, có nghĩa là “Nhất Phú Sĩ – Nhì đại bàng – Ba cà tím”, thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Trong tiếng Nhật, núi Phú Sĩ đồng âm với từ “Trường thọ”, đại bàng là “Thành công” còn cà tím là “Con cháu đầy đàn”.

Chúc các bạn một năm mới an khang thịnh vượng.

Akemashite Omedetou Gozaimasu!!

 

 

>>>> Xem thêm Trại hè Quốc tế Singapore để có cơ hội trải nghiệm thực tế!

>>> Xem thêm Trại hè Quốc tế Nhật Bản

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ DU HỌC AJISAI

TRUNG TÂM NHẬT NGỮ AJISAI

  • Địa chỉ: Liền kề 11- Số 16, Khu đô thị mới Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 2323 799/ Hotline: 0822 333 819
  • Website: http://ajisai.edu.vn/
  • E-mail: ajisai.duhocnhatban@gmail.com

 

Tin liên quan

Thong ke
Đăng ký nhận tin (tiếng Nhật, học bổng, du học vv)

Kết nối với chúng tôi

 

. HOTLINE TƯ VẤN: 0896670502