Trong số 127 triệu người Nhật, có đến gần 10 triệu người đang tham gia viết thư pháp bao gồm các nhà thư pháp nổi tiếng và những người đang học viết thư pháp. Viết Thư Pháp được coi như một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Đây là một trong những bộ môn nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở xứ sở hoa anh đào.
Loại hình nghệ thuật này bao hàm trong nó cảm quan mang tính tâm linh và tinh thần. Những tác gia lớn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ những cây cọ trúc và mực trên nền giấy Tuyên, truyền tải cái đẹp và sự hài hòa. Sự kết hợp giữa tính đơn giản và sự duyên dáng trong các tác phẩm thư pháp là một trong những tiêu chuẩn thẩm mĩ. Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản ra đời vào khoảng thế kỷ VI, chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Tuy nhiên, người Nhật đã có những cách tân riêng để tạo ra một trường pháp nghệ thuật thư pháp riêng của xứ sở mặt trời mọc, trong đó tiêu biểu nhất là hệ thống chữ Cana.
Trong thư pháp Nhật Bản, không có gì là bình thường hay vô nghĩa. Sự khởi đầu, hướng đi bút, hình thức, sự kết thúc của các đường, sự cân bằng giữa các nhân tố là vô cùng quan trọng, với từng đường kẻ, từng điểm, thậm chí những khoảng trống cũng có ý nghĩa riêng. Chữ tượng hình, về bản chất, là sự hài hòa, cân đối và thăng bằng. Có tới 2.136 ký tự kanji trong tiếng Nhật mà trẻ em Nhật phải học từ bé. Những ký tự tượng hình này được các nghệ nhân thư pháp truyền tải lên mặt giấy trắng vô cùng tài tình, tạo nên những bức thư pháp mang đậm ý nghĩa biểu trưng, thể hiện khí chất và tâm hồn của người nghệ sĩ.
Nhắc tới thư pháp đối với người Việt chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ mỗi khi dịp tết đến xuân về. Văn hóa thư pháp đã ăn sâu vào tư tưởng, triết lý của người Việt và có nhiều nét tương đồng với Văn Hóa Nhật Bản. Bởi Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc nhưng vẫn tạo ra cho mình nét riêng đặc chưng mang tinh thần dân tộc. Thư Pháp là một trong những cách cơ bản nhất để tu thân dưỡng tính, rèn luyện bản thân. Hãy cùng ajisai edu đi tìm hiểu lợi ích của việc viết thư pháp? và vì sao nên để cho trẻ sớm tiếp xúc với thư pháp ngay từ khi còn nhỏ?
Trong “Hoàng Đế” – một bản y học thời Trung Hoa cổ đại có viết: “Thanh tĩnh nuôi dưỡng tinh thần, loạn động phá hủy tinh thần”. Thư pháp có thể giúp người ta trở nên bình tĩnh; khi trẻ em luyện tập thư pháp, chúng có thể tập trung yên lặng và bỏ đi tính cách nóng vội của mình.
Với mỗi nét viết của thư pháp, người ta luôn giữ sự tập trung trong cơ thể và tâm trí, đây là một trạng thái có thể nuôi dưỡng tinh thần mỗi người.
Thông qua việc viết thư pháp, chúng ta có thể rèn luyện tính kiên nhẫn, đồng thời khiến tâm trí mình nhạy bén hơn. Kiên nhẫn giúp con người thêm bền chí.
Lão Tử giảng: “Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình”. Từ nét đầu tiên cho đến cuối cùng của mỗi chữ thư pháp sẽ giúp người ta tạo ra thói quen tốt là phải chú ý đến từng chi tiết.
Sự thấu hiểu từ trong tâm đến từ những gì chúng ta nghe thấy và nhìn thấy. Tuy nhiên, khả năng quan sát là quan trọng hơn, càng chú tâm bao nhiêu chúng ta càng có thể hấp thu phân tích những gì mình nhìn thấy và nghe thấy.
Thư pháp nuôi dưỡng các khái nghiệm về thẩm mỹ
Thư pháp giúp chúng ta học cách đánh giá cái đẹp, tìm ra cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
Thư pháp có thể giúp chúng ta trau dồi một trái tim chân chính, Liễu Công Quyền – một nhà thư pháp và nhà thơ nổi tiếng triều đại nhà Đường từng nói: “Khi viết thư pháp đúng cách, tâm bạn sẽ trở nên chân chính”.
Chúng ta có thể đề cao tâm tính của mình bằng cách thực hành thư pháp. Thư pháp là phương pháp rèn luyện tâm hồn mỗi người, nói cách khác: “Nếu bạn giỏi thư pháp, bạn sẽ dễ dàng trở thành một người tốt”.
Chúng ta luôn muốn đề cao lòng kính trọng đối với văn hóa truyền thống – bằng cách luyện viết thư pháp và dạy trẻ em viết thư pháp, chúng ta sẽ tăng cường nhận thức đối với lịch sử và các tác phẩm cổ điển khác.
Chúng ta tập trung chú ý vào năng lượng và chất lượng nghệ thuật của thư pháp, nhưng cũng nhấn mạnh vào “tinh thần cao quý”. Đây là một quá trình phát triển tinh thần, kết quả có được từ sự làm việc chăm chỉ và một tinh thần khoan dung.
Luyện tập thư pháp với một trái tim thành kính sẽ giúp chúng ta ngộ ra những điều kỳ diệu của thư pháp.
Trong khi học viết mỗi nét chữ, chúng ta cần tập trung vào sự đứng đắn. Khổng Tử nói: “Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.
Thông qua luyện tập thư pháp, chúng ta có thể học cách tự kiểm soát và lấy lại sự đúng đắn. Tâm thái đúng đắn là những gì thế giới cần nhất hiện nay.
Thực hành thư pháp đòi hỏi chúng ta phải siêng năng, kiên trì và chịu đựng gian khổ tốt. Đỗ Phủ – một nhà thơ nổi tiếng thời Đường từng nói: “Kẻ sĩ nên đọc năm xe sách và làm việc chăm chỉ vì sự phát triển thịnh vượng của chính mình”.
Luyện Viết Thư Pháp Bằng tiếng Nhật là một phần trong chương trình trại hè quốc tế Nhật Bản mà ajisai edu tổ chức vào mỗi dịp hè hàng năm cho trẻ. Với mong muốn, trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, tu dưỡng đạo đức ngay từ khi còn nhỏ... trại hè hứa hẹn là một nơi không chỉ giúp cho trẻ giao lưu tìm hiểu văn hóa, con người Nhật Bản mà còn là nơi giúp trẻ hình thành nên ước mơ, giúp trẻ tạo động lực để đạt được ước mơ du học trở thành một công dân có ích về sau.
Đăng ký thông tin từ vấn tại đây
Đặc biệt khi bậc phụ huynh đăng ký trước 26/4
------------------------------------------------------------
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ DU HỌC AJISAI
Địa chỉ: Liền kề 11- số 16, Khu đô thị Văn Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243 2323 799/ Hotline: 089 667 0502
Website: http://ajisai.edu.vn/
Email: info@ajisai.edu.vn
Facebook du học Nhật Bản: https://www.facebook.com/ajisai.duhocnhatban
Tìm kiếm trên google map: Công ty du học Nhật Bản uy tín ở Hà Đông
08/07/2019
21/06/2019
20/06/2019