GIỚI THIỆU BẢN THÂN SAO CHO GHI ĐIỂM TRONG MẮT NHÀ TUYỂN DỤNG

26/10/2020 10:10

I. 自己PR là gì?


自己PR là việc ứng viên giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng, đây là yêu cầu có trong hầu hết các cuộc phỏng vấn xin việc. Việc thể hiện sở trường qua 自己PR một cách hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên. Không dễ để tự nâng tầm bản thân lên mà không gây phản cảm với người khác, bạn sẽ cần những bí quyết để có được phần 自己PR tốt nhất.

II. Các điểm quan trọng trong 自己PR

1. Phân tích sở trường và sở đoản của chính mình

sample_011b2

Đầu tiên bạn phải nắm rõ đâu là sở trường và đâu là sở đoản của mình. Đó là điều kiện tiên quyết. Khi nắm rõ được bản thân mình, bạn sẽ tìm được điểm thú vị. Để người khác thấy thú vị về bạn và đánh giá cao năng lực của bạn thì chính bạn cần nhận ra được phần hay ho trong con người mình cùng những năng lực mà mình có.

Hãy đặt ra những câu hỏi: “Tại sao đó là sở trường của mình?”

“Với sở trường đó mình có thể làm những việc nào?”

“Những công viêc đó có ảnh hưởng gì đến cơ hội phát triển sự nghiệp?”.

Những sở trường mà có thể bạn không để ý tới như năng lực thể thao, nghệ thuật,… đôi khi lại là điểm khiến nhà tuyển dụng cảm thấy thú vị.

Điều quan trọng nhất là bạn chỉ ra được năng lực của bạn có thể được sử dụng như thế nào.
Sở đoản không phải chỉ là điểm yếu mà nếu khéo léo sử dụng thì sẽ có tác dụng ngược rất tốt. Nếu chỉ nói về điểm mạnh và không khéo léo có thể sẽ gây nhàm chán hoặc cảm giác bạn đang cường điệu hóa bản thân. Nếu bạn biết đưa sở đoản của mình vào nhưng thực tế là đang khoe khéo những sở trường khác thì sẽ gây hiệu ứng tốt hơn.

Ví dụ bạn tự nhận điểm yếu của mình là dễ lo lắng thì hãy thêm vào rằng nhờ thế nên bạn luôn luôn xây dựng các kế hoạch một cách chi tiết nhất để không phải lo lắng nữa. Như thế thực ra bạn đang khen khéo bản thân mình.

2. Sử dụng góc nhìn khách quan


Thay vì nói “Tôi nghĩ rằng mình…” (自分はこう思う) thì hãy nói “Người ta nói về tôi như thế” (人からこう言われる).
Tại sao? Bởi vì cái nhìn của người ngoài sẽ tạo cảm giác khách quan và không khiến bạn trở nên quá tự tin

3. Thể hiện đúng sở trường với từng doanh nghiệp


Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!
Hãy chọn cách thể hiện đúng với đối tượng mà bạn đang xin việc

  • Với những công ty tập trung vào mảng sales: Hãy chỉ cho họ biết bạn có thể làm tốt ở lĩnh vực sales. Những điểm mạnh bạn cần chỉ ra được là sự nhanh nhẹn tháo vát, suy nghĩ tích cực và ghét thất bại, tính trách nhiệm cao.
  • Với những công ty đề cao team-work: Bạn cần thể hiện khả năng hợp tác tốt, biết lắng nghe, khả năng nắm bắt tình hình, liên kết với những người xung quanh cùng năng lực lãnh đạo nhóm.
  • Với những công việc cần giao tiếp với khách hàng nhiều: Năng lực giao tiếp và sự khéo léo và tác phong lịch sự, chỉn chu chính là những gì bạn cần thể hiện được để nhận vị trí phụ trách vẻ bề ngoài cho công ty.
  • Với những công việc sáng tạo như thiết kế: Dĩ nhiên kỹ năng và sức sáng tạo là những điều kiện cơ bản nhưng hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng quản lý thời gian tốt để có được sự tin tưởng cao nhất.
  • Với những công việc về văn phòng, quản lý số liệu: Bạn cần chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy tính cách cẩn thận, nghiêm túc để phù hợp với công việc.
  • Với những công ty có tốc độ phát triển nhanh: Những công ty này sẽ sớm đưa những người trẻ lên các vị trí cao nên bạn cần thể hiện sự năng động và quyết đoán, khả năng hành động và ra quyết định, kinh nghiệm từ những vị trí lãnh đạo khi còn đi học là một lợi thế.

jiko

III. Luyện tập 自己PR 

Bạn nên chuẩn bị trước các bài 自己PR  đế thật tự tin khi phỏng vấn. Có thể luyện tập với gương hay nói với bạn bè. Lưu ý rằng phần mở đầu rất quan trọng, hãy làm nhà tuyển dụng thấy thu hút với những gì bạn nói ngay từ những thời điểm đầu tiên. Tránh những lỗi ê a hay lặp đi lặp lại một ý.

Hy vọng với những kinh nghiệm chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể tự tin hơn và ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.

 

Tin liên quan

Thong ke
Đăng ký nhận tin (tiếng Nhật, học bổng, du học vv)

Kết nối với chúng tôi

 

. HOTLINE TƯ VẤN: 0896670502